Kết quả tìm kiếm cho "cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng"
Kết quả 1 - 12 trong khoảng 874
Ngày 11/7/1995 không chỉ là cột mốc lịch sử của quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ mà còn là dấu mốc quan trọng trong tiến trình hội nhập và phát triển của Việt Nam trên trường quốc tế. Việc bình thường hóa quan hệ ngoại giao giữa hai quốc gia từng là đối thủ trong chiến tranh thể hiện tinh thần vượt lên trên quá khứ, lựa chọn đối thoại và hợp tác vì lợi ích quốc gia và hòa bình khu vực. Ba thập kỷ qua, mối quan hệ này đã trải qua nhiều giai đoạn thử thách và phát triển, từ những bước đi thận trọng đến quan hệ đối tác chiến lược toàn diện.
“Trong 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ và sau gần 4 tháng thực hiện nhiệm vụ sau khi Sở Xây dựng thành lập mới trên cơ sở hợp nhất 2 Sở Xây dựng và Sở Giao thông vận tải (GTVT), ngành xây dựng An Giang đã đạt nhiều kết quả quan trọng, góp phần cho sự phát triển chung của tỉnh” - Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Ngô Công Thức nhận định.
Ngày 7/7, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy An Giang Nguyễn Tiến Hải và Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ngô Công Thức, cùng đoàn công tác của Tỉnh ủy, UBND tỉnh kiểm tra tiến độ thi công và thăm, động viên công nhân thi công dự án tuyến đường bộ cao tốc Châu Đốc – Cần Thơ – Sóc Trăng đoạn đi qua địa phận tỉnh An Giang.
Chiều 4/7, Thường trực Tỉnh ủy tổ chức Hội nghị bàn giao nhiệm vụ Bí thư Tỉnh ủy An Giang khi hợp nhất, sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh giữa đồng chí Lê Hồng Quang (Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó trưởng Ban Nội chính Trung ương, nguyên Bí thư Tỉnh ủy An Giang trước khi sáp nhập) và đồng chí Nguyễn Tiến Hải (Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy An Giang).
Thủ tướng đã có chỉ đạo cụ thể về tiến độ đối với các công tác: xóa nhà tạm, nhà dột nát; các công trình, dự án quan trọng quốc gia; thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công năm 2025.
ĐBSCL - vùng đất “chín rồng hội tụ”, không chỉ nổi tiếng với hệ thống sông ngòi chằng chịt, vườn cây trĩu quả và văn hóa sông nước đặc sắc, mà còn là điểm đến đầy tiềm năng cho phát triển du lịch (DL) bền vững với rất nhiều di tích, danh lam, thắng cảnh, biển đảo, núi non... Để phát triển DL tương xứng với tiềm năng, ĐBSCL cần những bước đi chiến lược, đồng bộ và dài hạn.
Mỗi mùa hè về, trong không gian thanh tịnh của những ngôi chùa Khmer trên địa bàn TP Cần Thơ lại rộn vang tiếng ê a học bài của các em nhỏ. Những lớp học chữ Khmer không chỉ giúp các em biết đọc, biết viết mà còn là nơi thắp sáng ngọn lửa gìn giữ văn hóa dân tộc trong mỗi tâm hồn trẻ thơ.
Cuối tháng 6/2025, khi thời khắc lịch sử chạm ngõ, tôi đã chứng kiến rất nhiều “câu chuyện lịch sử”. Đó là lời tạm biệt, lời chào và lời kỳ vọng gửi đến tháng 7, tháng tượng trưng cho những khởi đầu “vô tiền khoáng hậu”.
Từ nền tảng hiện có, cùng sự chỉ đạo quyết liệt của chính quyền địa phương, sự đồng hành của doanh nghiệp và người dân, các khu kinh tế cửa khẩu (KTCK) của An Giang đang đứng trước cơ hội lớn để “cất cánh”, đóng vai trò trung tâm giao thương chiến lược ở vùng Tây Nam Bộ.
Ngày 1/7/2025, tỉnh mới An Giang chính thức hình thành trên bản đồ hành chính Việt Nam, là kết quả của quá trình hợp nhất hai tỉnh liền kề An Giang và Kiên Giang. Không chỉ là sự thay đổi về ranh giới địa lý hay cơ cấu bộ máy chính quyền, đây là dấu mốc lịch sử trong thực hiện nghị quyết Trung ương về sắp xếp tổ chức bộ máy tinh gọn, hiệu quả và mở rộng không gian phát triển toàn vùng.
Nhân sự kiện trọng đại hợp nhất tỉnh An Giang và Kiên Giang thành tỉnh An Giang mới, phóng viên (P.V) Báo An Giang có cuộc phỏng vấn Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Hồ Văn Mừng.
Tháng 5/2021, Tôi được Bộ Chính trị điều động, phân công giữ chức Bí thư Tỉnh uỷ An Giang nhiệm kỳ 2020 - 2025. Đây là vinh dự, đồng thời cũng là trọng trách rất nặng nề. Hơn 4 năm công tác, Tôi đã cống hiến tất cả nhiệt huyết và tấm lòng của mình với mong muốn quê hương An Giang ngày càng phát triển, Nhân dân có cuộc sống ấm no, hạnh phúc.